Chào mừng đến với Trang Thông tin điện tử thành phố Châu Đốc !
Từ ngày 01/01/2018, những thay đổi lớn về chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
(Cổng TTĐT AG)- Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016; tuy nhiên có nhiều điều khoản quan trọng đến ngày 01/01/2018 mới chính thức có hiệu lực.

Đơn cử một số nội dung như sau: (1) Căn cứ Khoản 1 Điều 124 Luật BHXH 2014 quy định thêm 02 đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc đó là: người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. (2) Điều 30 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được bổ sung nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc. Theo cách tính hiện nay, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương  + Phụ cấp lương; nhưng từ ngày 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được tính bằng mức lương + phụ cấp lương  + các khoản bổ sung. Trong đó, khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (Theo Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH); (3) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH; (4) Tăng số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.

Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, Điều 216 - Bộ luật hình sự 2015 quy định “Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động” với mức hình phạt có thể lên đến 07 năm tù./.

Theo CTTĐT An Giang

 

Hình Ảnh Hoạt Động
DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG