Chào mừng đến với Trang Thông tin điện tử thành phố Châu Đốc !
An Giang kết quả qua 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
Hòa giải cơ sở là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng góp phần giải quyết những mâu thuẩn ngay tại cồng đồng dân cư, gắn kết tình làng nghĩa xóm và giảm bớt đơn thư vượt cấp, vì vậy ngay từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 có hiệu lực thi hành thì tỉnh An Giang luôn quan tâm đến công tác triển khai, tổ chức thực hiện thông qua việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời.

Responsive image

Hình ảnh tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp, đồng thời lồng ghép với hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở

Hầu hết các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lưọng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế việc xử phạt vi phạm hành chính, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Mạng lưới tổ hoà giải được thường xuyên củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia và được nhân dân đồng tình hướng ứng. Luật Hòa giải cơ sở đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân cơ sở, góp phần hàn găn nhiêu gia đình rạn nứt, mâu thuẫn trong hôn nhân, gắn kết tình làng nghĩa xóm, tạo hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội.

Hàng năm đều có kế hoạch phát động thi đua, khen thưởng và kiểm tra trong công tác hòa giải ở cơ sở. Có thể nói, nhờ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham mưu chủ động, tích cực của hệ thống Tư pháp các cấp và sự phối họp của hệ thống mặt trận tổ quốc, đoàn thế các cấp nên công tác triển khai, tổ chức hiện Luật Hòa giải ở cơ sở có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Kết quả, trong 05 năm qua, các tổ hòa giải đã tiếp nhận và đưa ra hòa giải 20.068 vụ việc; hòa giải thành 17.457 vụ, việc; hòa giải không thành 2.075 vụ, việc; Tỷ lệ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước. Có thể nói đạt được kết quả nêu trên cũng nhờ công tác tuyên truyền công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm chú trọng thực hiện lồng ghép với hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn UBMTTQVN các cấp phối họp với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật cùng cấp, các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền trong các hội viên, đoàn viên và nhân dân Luật Hòa giải cơ sở và các văn bản QPPL, văn bản hướng dẫn thi hành công tác hòa giải cơ sở.

Các tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở luôn thể hiện tinh thần tự nguyện, tham gia tích cực vào công tác hòa giải ở cơ sở. Thành viên tổ hòa giải đa sô là do Ban Công tác Mặt trận khóm, ấp và các chi hội đoàn thể tham gia từ đó phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở cũng như thực hiện tốt dân chủ của người dân.

Theo số liệu khảo sát, hiện nay toàn tỉnh có 888 tổ hòa giải/888 ấp, khóm, với 5.898 hòa giải viên cơ sở. Trong đó, hòa giải viên nam 4.264 người, nữ 1.634 người, dân tộc Chăm, Khmer 384 người, số lượng thành viên mỗi tổ hòa giải có từ 05 - 09 người, thành phần gồm có: Trưởng, phó ấp, Ban công tác Mặt trận, đoàn thể ấp, chức sắc tôn giáo. Các hòa giải viên luôn tích cực thực hiện công tác hòa giải, tỉ lệ hòa giải thành đạt từ 80% - 91 % các vụ việc tranh chấp trong dân, chủ yếu là tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, môi trường, các tranh chấp dân sự khác... góp phần xây dựng tình làng nghĩa xóm góp phần ổn định trật tự xã hội tại địa bàn dân cư, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải còn kiêm nhiệm, chưa có một chương trình, đề án dành riêng cho đội ngũ này nên việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên chưa đạt được kết quả như mong muốn... Kinh phí bồi dưỡng chi cho vụ việc hòa giải thành còn thấp, chế độ đãi ngộ cho hòa giải viên chưa tương xứng với công sức hòa giải viên đã bỏ ra thực hiện việc hòa giải, đặc biệt là đôi với các vụ việc khó, vụ việc hòa giải không thành. Công tác thi đua khen thưởng mặc dù đã có sự quan tâm thực hiện nhưng có lúc, có nơi chưa đảm bảo sự toàn diện để động viên những hòa giải viên cao niên phục vụ lâu năm cho công việc này.

Các hòa giải viên trong Tổ hoà giải không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi. Trong khi những người mới được bổ sung, thay thế tuy có kiến thức, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm hòa giải và chưa dược tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nên hiệu quả hòa giải chưa cao. Ngoài ra, còn một số hòa giải viên còn trẻ, thời gian công tác chưa nhiều, kinh nghiệm tuyên truyền, vận động nhân dân còn hạn chế, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác hòa giải cơ sở.

Do trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, phong tục, tập quán ở một số nơi còn lạc hậu, vì vậy việc thuyết phục, giải thích cho các bên hiểu và tự nguyện chấp hành pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn. Các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, thừa kế, dân sự, ly hôn ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, trong khi số lượng hòa giải viên ít, kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ, kiến thức pháp luật của đa số thành viên tả hòa giải ở cơ sở còn hạn chế nên việc vận dụng quy định của pháp luật trong quá trình hòa giải chưa đầy đủ, chính xác làm ảnh hưởng đên chât lượng hòa giải.

Do vậy trong thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoà giải ở cơ sở đến nhân dân; kịp thời biếu dưong, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở để các hòa giải viên luôn luôn cố gắng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên, đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phô biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho hòa giải viên; tăng cường theo dõi, kiểm tra việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động hòa giải. Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu xem xét nâng mức chi tối đa cho mỗi vụ, việc hòa giải cao hơn quy định hiện nay../.

Nguyễn Hùng

Hình Ảnh Hoạt Động
DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG